1. Kết hợp 1 font Serif và 1 font Sans serif
Đây là nguyên tắc phổ biến nhất để tạo ra sự kết hợp kiểu chữ. Phối hợp chữ Sans Serif ở phần đầu và một kiểu chữ Serif ở phần sau. Sự kết hợp này có từ rất lâu nhưng nó vẫn vô cùng tuyệt.
Serif tạo cảm giác trang trọng, lịch sự và “chân” của nó là cách để nhấn mạnh không tồi. Vì thế, người ta thường sử dụng kiểu chữ này cho phần tiêu đề (headline) để thu hút người đọc và tạo cảm giác lịch sự
Ngược lại, Sans serif tạo cảm giác thân thiện, dễ gần và cấu trúc đơn giản của nó khiến người đọc không bị nhàm chán, mỏi mắt. Mặt khác, kiểu chữ này khi ở cỡ bé làm cho mắt đọc được nhanh hơn. Vì thế, người ta thường sử dụng San serif cho phần thân bài (body copy).
Cách kết hợp này đã có từ ngày xưa, rất thịnh hành trên các tờ báo cũ và vẫn là một quy luật “kinh điển” cho tới bây giờ.
2. Kết hợp 1 font Script và 1 font Sans serif
Đây là một sự kết hợp khá tốt và mang tính thẩm mỹ cao. Tính đến thời điểm hiện nay, sự kết hợp này vẫn rất được ưa chuộng.
Script là 1 typeface khá rối do có các nét vòng. Tuy nhiên, đây lại là 1 kiểu typeface rất đẹp và hiện đại. Khi được kết hợp đúng cách, nó sẽ mang lại hiệu quả vô cùng sáng tạo, ưa nhìn và có tính thu hút cao.
San serif lại là một typeface có tính đơn giản. Vì thế khi đi với Script, nó nhue một cách bổ sung thông tin, đồng thời cân bằng lại sự rói của Script, làm cho mắt người đọc không bị khó chịu.
Script là 1 typeface khá rối do có các nét vòng. Tuy nhiên, đây lại là 1 kiểu typeface rất đẹp và hiện đại. Khi được kết hợp đúng cách, nó sẽ mang lại hiệu quả vô cùng sáng tạo, ưa nhìn và có tính thu hút cao.
San serif lại là một typeface có tính đơn giản. Vì thế khi đi với Script, nó nhue một cách bổ sung thông tin, đồng thời cân bằng lại sự rói của Script, làm cho mắt người đọc không bị khó chịu.
Cách kết hợp này cũng được áp dụng nhiều trong việc thiết kế logo bởi các nét vòng của script có thể được tận dụng để tạo khối cho hình ảnh.
3. Hiểu rõ đặc tính của font
Mỗi typeface có một đặc điểm về tính chất riêng. Chính vì vậy, có những người thích đặc điểm này, có người thích đặc điểm khác. Vậy cách dùng ở đây là gì?
Đó chính là biết rõ người đọc muốn gì? Mục đích của văn bản (ảnh) là gì? Sau đó mới chọn 1 loại font phù hợp với mục đích văn bản và nhu cầu thị hiếu của người đọc.
4. Chỉ sử dụng 2 font
Việc sử dụng quá nhiều các font chữ sẽ làm cho văn bản hoặc ảnh bị rơi vào trạng thái rối, không có tính nhất quán và làm mất tính thẩm mỹ của văn bản.
Mặt khác, sử dụng nhiều font chữ còn có nguy cơ nhầm lẫn đặc tính của font.
5. Tạo sự tương phản
Trong khi việc sử dụng 2 font chữ là khá tốt thì việc lạm dụng nó sẽ gây ra nhàm chán.
Khi sử dụng 2 font chữ có kích thước, độ đậm nhạt giống hệt nhau sẽ làm cho người đọc cảm thấy khó chịu. Chính vì thế, chúng ta nên lưu ý đến độ tương phản của chúng. Điển hình là nên tô đậm những phần cần nhấn mạnh.
Chúng ta có thể lấy 2 font đến từ cùng 1 font famliy (họ font) rồi tạo sự tương phản để làm cho chúng thật sự khác biệt nhau.
6. Chú ý đến Size chữ
Sẽ rất nhàm chán nếu toàn bộ văn bản của bản chỉ có một size chữ.
12 point là size mặc định cho văn bản của Microsoft Word, vì thế nhiều người nghĩ rằng mắt chúng ta chỉ có thể đọc được chữ bé nhất ở size 12. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đọc tốt văn bản ở 10 point và nhỏ hơn là 7,8 point khi ở trên danh thiếp.
Chính vì vậy, chúng ta nên xác định rõ phần tiêu đề và nội dung, ghi chú phụ để có phân chia size chữ cho hợp lí.
7. Tạo sự phân biệt trong Typography
Sự phân biệt trong Typographic là hiệu ứng kết hợp các biến thể của độ đậm, kích thước, bề dày nét, kerning, căn hàng, và một số yếu tố khác.
Một cách dễ dàng để nhìn thấy sự phân biệt của typography là nheo mắt cho đến khi bạn không thể nhìn rõ chữ, nhưng vấn có thể thấy lờ mờ các văn bản để xem tổng thể.
Không nên có sự nhầm lẫn giữa tiêu đề, nơi mắt bạn đi tiếp tới các phần khác. Sử dụng thông minh về sự phân biệt, phân cấp trong hình ảnh của trang giúp bạn thể hiện rõ thông điệp của mình.
8. Tạo bố cục cho Typography
Việc tạo bố cục là vô cùng quan trọng trong thiết kế nói chung và typograhy nói riêng.
Chúng ta nên tạo khối cho các chữ cái bằng cách lấp đầy chúng vào trong 1 hình khối nhất định hoặc 1 thứ tự sắp xếp nhất quán.
Điều này không những giúp cho phần typo trở nên đẹp mắt hơn mà còn tạo sự chặt chẽ, tạo thiện cảm cho người đọc.
9. Sử dụng Pattern
Pattern, hay còn gọi là hoa văn, họa tiết là công cụ đắc lực trong thiết kế Typography. Chúng được tạo ra từ các nét vẽ đơn giản nhưng lặp đi lặp lại một cách có chủ đích.
Việc kết hợp Pattern với Typography một mặt vừa làm đầy bố cục, mặt khác còn làm tăng tính sáng tạo và thu hút của Typo.
10. Sử dụng lyph
Glyphs là hình ảnh của một chữ. Thông thường trong các bộ phông có tính trang trí cầu kỳ, dạng hoa văn, hay viết tay, các phông chữ thường chứa rất nhiều glyphs – lý do của việc này là để các nhà thiết kế có thể tùy biến các chữ để sử dụng theo ý thích.
Việc sử dụng Glyphs cho Typography là 1 sự kết hợp tuyệt vời. Các nét uốn lượn của chúng tạo ra sự thu hút đặc biệt và tránh sự nhàm chán cho thiết kế của bạn. Vì thế, nếu có thể, hãy tận dụng Glyphs
No comments:
Post a Comment